Mục lục bài viết
Đối với mỗi người nông dân thì việc bán mặt cho đất bán lưng cho trời, họ chỉ mong sao mình thu được thành quả xứng đáng để có thể trang trải cuộc sống và đầu tư lại cho chính công việc nghề nông của mình.
Hiện nay, nhu cầu của thị trường tiêu thụ về macca khá là lớn nên hiện tượng thường thấy ở các nhà nông dân đó là “chặt hết cà phê để thay vào đó là trồng cây macca”. Nếu có diện tích đất trồng trọt rộng rãi thì bạn có thể bỏ qua bài viết này. Còn nếu diện tích đất trồng trọt còn hẹp hòi quá thì xin hãy dừng lại đôi chân của bạn một chút và tham khảo ngay “TOP 1 CÁCH CANH TÁC ĐEM LẠI HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO” sau đây nhé.
(ĐCSVN) – Theo Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu đến năm 2030, sản lượng mắc ca qua chế biến đạt khoảng 130.000 tấn hạt. Đồng thời, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 400 triệu USD, trong đó tỷ lệ sản phẩm mắc ca nguyên vỏ không vượt quá 40%.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Quyết định số 344/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quan điểm của Đề án nêu rõ, mắc ca là cây trồng nhập nội, mới được gây trồng, phát triển ở Việt Nam. Việc phát triển vùng trồng mắc ca cần được nghiên cứu, triển khai từng bước thận trọng, trên cơ sở khoa học, thực tiễn vững chắc và nhu cầu của thị trường, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với các chiến lược, quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần ổn định dân cư, giữ vững an ninh chính trị, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, phát triển mắc ca trên cơ sở phát huy lợi thế về tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương; từng bước hình thành ngành hàng mắc ca theo chuỗi giá trị sản phẩm từ trồng, đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển mắc ca trên cơ sở xây dựng vùng trồng tập trung, đầu tư thâm canh, áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm hàng hoá đa dạng, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thị trường, có sức cạnh tranh cao.
Vì nhiều lý do khác nhau mà cây mắc ca trong thời gian qua chưa phát triển mạnh tại Việt Nam, nhưng qua các khảo sát kỹ lưỡng, chúng tôi khẳng định mắc ca là ngành hàng rất có tiềm năng và nhiều lợi thế của Việt Nam.
Không chỉ mang hiệu quả cao về kinh tế – xã hội, giúp người dân xóa đói giảm nghèo và làm giàu, mắc ca còn là cây lâm nghiệp có thể giải quyết nhiều vấn đề môi trường, phủ xanh đất trống đồi núi trọc; giúp củng cố an ninh – quốc phòng vùng đồi núi biên giới.
Nguồn: http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Mo-hinh-hop-tac-mau-muc-giup-nong-dan/408541.vgp
Trong quá trình bà con nông dân muốn chăm sóc một loại cây canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao thì quá trình chọn giống chiếm không ít phần quan trọng.
Về Giống: Người trồng nên chọn ác dòng giống Macca đã được thử nghiệm tại Việt Nam như OC, H2, A38, 246, 741, 842, 695 có đặc điểm nổi bật như: Cho ra năng suất cao, cây macca ra hoa và thụ phấn chéo do đó nên trồng nhiều giống trên cùng một diện tích.
Bà con có thể tham khảo một số loại giống sau đây:
Cách chọn:
Lưu ý bà con không nên chọn các cây giống bị nghiêng hoặc đổ. Nên chọn các cây giống có mắt ghép thấp – có thể gây hạn chế chiều cao của cây, cành lá được phát triển để thuận tiện việc thu hoạch và cắt tỉa.
Chiều cao của cây giống macca cao khoảng 40 – 60 cm tính từ mặt bầu lên đến mắt ghép. Thân vanh tròn từ 6-10mm. Kiểm tra rễ cọc còn nhỏ để khi ta trồng xuống đất thì rễ cọc tiếp tục đâm sâu xuống đất tạo cho cây có thể đứng vững chắc, không bị đổ để chống lại với thời tiết khắc nghiệt như hạn hát hoặc lũ lụt.
Chọn các giống macca đang sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, lá xanh, các phiến lá phát triển bình thường. Như thế, bà con mới có hi vọng trong quá trình canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao mà không sợ lỗ vốn.
Để bà con nông dân canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao thì hãy đặc biệt lưu ý về điều kiện gây trồng giống macca này.
Bà con không nên trồng cây giống macca ở những nơi có khí hậu bị gió phơn, sương muối, sương mù.
Để cây giống có thể phát triển tốt thì bà con miền Bắc có thể trồng cây giống macca vào mùa xuân còn đầu mùa mưa dành cho dân miền Nam.
Trồng cây macca ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, bởi vì xen canh với cây cà phê nên việc này sẽ thuận lợi cho việc chăm sóc đến quá trình thu hoặc cũng sẽ dễ dàng hơn.
Ở những nơi mà bà con sẽ trồng cây macca xen canh với cà phê thì nên lựa chọn những nơi đất tốt, thành phần cơ giới nhẹ, có khả năng thoát nước tố, giàu hữu cơ, độ pH (KCI) khoảng 4 – 6,5 để cây có thể phát triển tốt.
Bà con đã thắc mắc tới việc canh tác đem lại hiệu quả cao thì đừng bỏ qua phương thức trồng xen cây macca và cà phê.
Nếu như trồng thuần loại thì mật độ sẽ rơi từ 205 cây/ha (cự ly 7x7m) đến 278 cây/ha (cự ly 6x6m) thì trồng cây giống macca xen lẫn cây cà phê với mật độ từ 124 cây/ha (cự ly 9x9m) đến 138 cây/ha (cự ly 6x6m)
Nếu như đã theo phương thức canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao thì việc làm sau đây mà bà con không thể bỏ qua trước khi trồng cây giống macca:
Thứ nhất, Để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng thì bà con nên dọn cỏ toàn diện. Có thể xới đất rồi rãy cỏ xung quanh vị trí đào hố và nhắt sạch rễ cây lớn có thể ảnh hưởng đến cây giống đã được trồng đến sau này.
Đào hố có kích thước 80 x 80 x 60cm để phơi ải (nên đào ít nhất 1 – 1,5 tháng trước khi trồng). Nên để lớp đất trên mặt riêng để trộn với phân khi lấp hố.
Tiếp theo, có thể chia phân chuồng hoặcc phân vi sinh cho mỗi hố được đào. Có thể dùng thêm phân NPK và vôi trộn đều với đất rồi lấp hố bằng đất mặt xung quanh.
Để tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro về thời tiết, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhân cấp 1 của hạt theo chuẩn quốc tế thì bà con nên bố trí từ 4 – 5 dòng khác nhau trên mỗi đơn vị diện tích.
Bước tiếp theo, có thể dùng cuốc hoặc dùng tay tạo một lỗ sâu khoảng 40cm ở giữa hố đã lấp, vừa đủ rộng để có thể đặt bầu cây.
Dùng dao để rạch bỏ bầu nilon ra khỏi bầu đất, bầu đất ngay ngắn trong lòng hố, cây đứng thẳng. Sau đó lấp đất và nén chặt rồi vun đất xung quanh gốc cây, đất được vun cao khoảng 5cm để dễ dàng thoát nước khi mưa.
Ưu tiên bà con dùng 3 cọc dài khoảng 60 – 80cm cắm thành hình tam giác xung quanh cây ( tương ứng với 2/3 chiều cao của cây) để cố định, bảo vệ cây khỏi bị đổ hoặc bị gió làm nghiêng.
Bước cuối cùng để canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao thì bà con đừng quên bỏ tủ rơm rạ hoặc cỏ xung quanh gốc cây để giữ ấm gốc cây và tránh nhiều cỏ.
Làm cỏ: Cũng như các loại giống cây khác, vì được trồng theo hình thức xen canh với cà phê nên việc làm cỏ hàng năm sẽ được thực hiện cùng đợt với cây cà phê. Mỗi năm có thể làm cỏ hai lần và đặc biệt tháng 8, bà con có thể đào hố giữa 4 gốc cây macca, cào lá xuống và lấp đất lại để lá phân hủy thành phân mùn hữu cơ.
Bón phân: Sau khi trồng, ta nên bón phân nhiều lần cách khoảng 20 – 25 ngày/lần. Khi cây còn nhỏ thì ta nên dùng URE 70% + KALY 30%, cây càng phát triển và đến tuổi thu hoạch thì ta có thể tăng thêm lượng phân. Bên cạnh đó, vào mùa mưa thì bà con nên bón phân lân và vôi, nên bón đều cho các năm để cây phát triển tốt mà không thiếu chất.
Tưới nước: Việc thiếu nước ở cây trồng là không thể tránh khỏi, vì thế sau khi trồng đến thời điểm mùa khô, rễ cây đã phát triển tốt nên bà con có thể tưới cùng đợt với cà phê để cây đủ ấm và phát triển tốt hơn.
Tỉa cành tạo tán: Bà con sau khi trồng cây được một tháng có thể cắt bỏ hết lá dưới mặt ghép và để lại khoảng 4-6 cành, nếu như cây chồi cao 40cm mà chưa phân cành thì bà con hãy cắt bỏ cho đâm chồi ra từ kẽ lá, tiếp tục làm như thế cho đến khi cây đâm càng nhiều chồi. Lưu ý các trục chính bà con hãy để 10 -15 cành, chiều cao duy trì từ 6 -8m là phù hợp. Và nên thực hiện tạo cành vào năm thứ nhất và thứ hai.
Phòng trừ sâu bệnh là bước quan trọng để canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao mà bà con không thể bỏ qua. Hãy cùng theo dõi top 1 cách canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao thực hiện các bước phòng trừ sâu bệnh cho cây macca sau đây.
Hàng năm, nên bón 2 lần loại thuốc Basidin hoặc Phuradang cho gốc cây. Bà con hãy phun phòng bệnh các loại thuốc trừ nấm trộn với thuốc trừ sâu đang được bán trên thị trường và nên thay đổi theo từng năm, phun với tần suất 3 lần/năm.
Vào đầu mùa mưa năm thứ hai, bà con nên đào bồn rộng theo tán cây 30cm ngang 30cm chôn các loại phân hữu cơ, phân gà hoặc phân bò kèm theo phân NPK và lấp phủ đất lại để chúng tự phân hủy.
Năm thứ ba bà con vẫn tiếp tục đào bồn lấp đất thành ụ cao để cây có thể đứng thẳng và chống chọi với thời tiết tốt hơn.
Tiếp đó, bà con nên quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần để phòng chống sâu hại. Nên kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì bà con nên dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.
Kết hợp với việc bón phân vô cơ cho cà phê, bà con bón cho cây macca gấp 2 lần so với cây cà phê. Đến khi cây macca ra được nhiều trái thì bà con bón tăng lượng phân Kali lên gấp 2 lần so với phân đạm, lân.
Thu hái: Thời điểm để thu hoạch macca đó chính là cuối tháng 8 và đầu tháng 9. Đặc điểm nhận diện khi macca già đó là bà con có thể thấy quả macca chuyển từ màu xanh sang màu nâu và nâu xẫm, vỏ khô, nứt vỏ tạo thành hai phần từ cuống xuống rốn sau đó khả năng cao quả macca sẽ rụng. Lúc này, bà con kiểm tra thấy toàn bộ số quả trên cây ngả màu nâu thì bà con có thể hái và nhặt đồng loạt.
Bà con đặc biệt lưu ý khi thu hoạch thì quả macca được chia thành hai loại:
Một là đã tách hết vỏ (bỏ riêng)
Hai là còn vỏ, bà con đem phơi theo thời gian nhất định ( 1-2 ngày). Vỏ nứt thì bà con tách vỏ và lấy hạt.
Hạt macca không cần phơi, bà con phải bỏ vào nới mát có nhiệt độ trung bình. Nên bán ngay sau khi thu hoạch để quả macca còn tươi không bị chảy dầu, biến chất, bán sớm thì trọng lượng sẽ nặng hơn.
Chế biến: Thường sau khi bán xong thì công việc chế biến sẽ do các nhà máy, trang trại, bà con nông dân hoàn toàn không đủ khả năng để chế biến loại quả này vì không đủ điều kiện để làm và bảo quản.
Cách bảo quản: Như ở các bài trước thì thành phần trong hạt macca có tới 78% là tinh dầu nên việc bảo quản để kết luận được trồng macca xen canh với cây cà phê là phương thức canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao là hết sức quan trọng. Sau khi quả macca được tách vỏ thì bà con nên bán ngay để đảm bảo được lợi nhuận mà mình thu được.
Như vậy, Top 1 cách canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao mà ta có được chính là việc trồng xen canh giữa cây macca và cây cà phê. Vì giá trị của hai loại cây này đang chiếm thị phần rất lớn nên đây phương thức canh tác đem lại hiệu quả kinh tế cao mà bà con nông dân hoàn toàn có thể tham khảo. Chúc bà con có được một mùa thu hoạch thật năng suất!
Bà con xem thêm bài viết: